THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC MEP

Số lần xem:
1181
Mã sản phẩm:
MEP DESIGN
VÌ SAO PHẢI THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG ??? TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆNVÌ SAO PHẢI THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG ???
Số điện thoại

VÌ SAO PHẢI THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG ???
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆNVÌ SAO PHẢI THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC TRƯỚC KHI THI CÔNG ???
THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC MEP

Thiết kế điện nước công trình, tòa nhà, văn phòng, nhà phố, biệt thự, nhà ở, căn hộ… là khâu quan trọng, một trong những bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện cho một dự án. Hiện nay, công trình xây dựng có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khác hiện đại hơn; song điện – nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác và có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận hành công trình.

Trước kia, phần kỹ thuật điện nước thường chiếm chi phí khiêm tốn trong tổng giá trị xây lắp công trình. Tuy nhiên hiện nay tình hình đã thay đổi. Với quan điểm thiết kế mới trong thi công hệ thống điện, nhu cầu sử dụng mới, cùng sự có mặt của nhiều loại thiết bị hiện đại … vì vậy cần phải có một bản thiết kế điện nước đảm bảo thuận tiện cho quá trình sử dụng cũng như khi sửa chữa điện nước được dễ dàng hơn.

THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC MEP

Tất nhiên nếu chỉ yêu cầu là bật đèn đèn sáng, vặn vòi vòi chảy… thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế. Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các nội dung chuyên môn khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất… nên thiết kế càng quan trọng, để khớp nối trong tiến trình thi công công trình.

Hệ thống điện trước tiên phải tuyệt đối an toàn, sau đó là kinh tế, mỹ quan, đơn giản và tiện nghi.

Khi thiết kế cần tận dụng các thành tựu tiên tiến: thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm đa năng,…

Nếu có điều kiện, nên bố trí các dường điện độc lập cho:

– Các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng: bình nước nóng, máy điều hòa, máy bơm …

– Hệ thống ổ cắm.

– Hệ thống đèn.

THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC MEP

Khi thiết kế hệ thống điện cần lưu ý những điều sau:

1. Xem xét tổng thể các nhu cầu liên quan

2. Lựa chọn giải pháp thi công và vật tư đồng bộ, khoa học

3. Lựa chọn trang thiết bị phù hợp từ sớm

4. Dự trù được những tình huống đặc biệt

5. Thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng, vận hành công trình

THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC MEP

1. Tại sao cần thiết kế điện nước dân dụng

Đến thời điểm hiện tại nhiều công trình ở nông thôn thường vẫn làm nhà theo cách xây đến đâu tính đến đó. Điều này cực kì là nguy hiểm, nhất là trong quá trình thi công điện nước. Không có bản vẽ thiết kế điện nước sẽ khiến quá trình thi công, sửa chữa gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn. Cùng một số vấn đề như:

  • Trong xây nhà trọn gói thì có rất nhiều hạng mục và thiết bị cần thiết, nhưng điện nước không thể tách rời trong quy trình thiết kế và thi công các hạng mục khác.
  • Đối vời nhà ống, nhà phố cao tầng cần có bản thiết kế điện nước đầy đủ để trong quá trình vận hành sử dụng một cách hợp lý, khoa học.
  • Yếu tố kết cấu, kiến trúc, nội thất, phong thủy,.. của ngôi nhà cũng liên quan chặt chẽ đến phần thiết kế điện nước.

2. Sơ đồ, bản vẽ thiết kế điện nước dân dụng gồm những gì ?

2.1. Thiết kế điện dân dụng

Cơ sở lập hồ sơ thiết kế điện

– Hồ sơ thiết kế kiến trúc

– Các tiêu chuẩn thiết kế điện dân dụng:

+ TCVN 9206:2012. Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

+ Tiêu chuẩn thiết kế điện dân dụng

+ Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình TCXD 16-1986

+ Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và các công trình công cộng 25-1991

+ Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng TCVN 27-1991

+ 11 TCN:2006 – Quy phạm trang bị điện.

+ Quy định nối đất và nối không TCVN 4756-1989

+ Chống sét cho công trình xây dựng TCVN 46-1984

+ TCVN 394:2007. Thiết kế lắp đặt trang bị điện trong công trình xây dựng – Phần an toàn.

+ TCVN 9207:2012. Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng

Quy định về nguồn điện sử dụng:

– Nguồn điện cung cấp cho công trình xây dựng nhà dân được lấy từ mạng lưới điện khu vực 3 pha 4 dây.

– Công suất đấu nối dựa trên tính toán thiết kế công suất yêu cầu, vị trí đấu nối theo thực tế hiện trạng

Tổng thể lưới cung cấp và phân phối điện cho công trình

– Nguồn điện từ mạng lưới điện khu vực được cung cấp vào tủ điện tổng của công trình

– Từ tủ điện tổng cấp lên các tủ điện tầng

– Ở mỗi tầng có một tủ phân phối điện đến các phòng, hành lang, ban công. Ở mỗi phòng có bảng điện được đấu nối từ tủ điện tầng

– Dây dẫn diện trong công trình thông thường sử dụng lõi bằng đồng cách điện PVC, đi chìm trong tường hoặc trên mặt sàn bê tông.

– Dây dẫn từ bảng điện phòng đến các thiết bị tiêu thụ điện: đèn, quạt dùng dây đơn tiết diện 1-1.5mm

– Dây dẫn từ bảng điện đến ổ căm sử dụng dây đơn lõi đồng, cách điện PVC tiết diện 2.5mm

– Sử dụng một dây đồng dẹt 25x3mm nối vỏ các tủ điện tầng, tủ điện tổng và tủ điện hạ thế

Hệ thống chiếu sáng

– Chiếu sáng trong phòng dùng đèn Downlight, đèn ống, đèn máng, đèn tường…

– Hành lang, vệ sinh sử dụng các loại đèn ốp trần bóng mờ hoặc đèn phòng tắm

– Cầu thang sử dụng đèn tường hoặc ốp trần

– Tại các vị trí lavabo sử dụng đèn gương loại nhỏ

Nối đất, an toàn và thiết bị chống sét

Tất cả các kêt cấu kiêm loại bảng điện, tủ điện phải được nối với hệ thống nối đất an toàn. Hệ thống nối đất là các cọc thép thường bằng thép V kích thước và chiều dài theo thiết kế.

Dây nối đất thường dùng thep dẹt 40x4mm, điện trở hệ thống nối đất này không được vượt quá 4 ()

Vị trí lắp đặt các thiết bị điện:

– Tủ điện tầng, hộp lắp aptomat: lắp ở vị trí cách mặt sàn 1.6m tính đến đỉnh tủ.

– Công tắc: cách mặt sàn 1,4m, ngoài trừ khu vệ sinh cho người tàn tật

– Ổ cắm điện: cách mặt sàn 0,4m

Tiết diện dây chính:

– Đường cấp điện vào tủ điện tổng sử dụng CU/XLPE/PVC(3X16+10)MM2 (cáp lõi đồng, lớp bảo vệ XLPE và PVC ngoài cùng, 3 dây cáp 16mm dây trung hòa 10mm)

– Đường điện tử tủ tổng lên các tầng sử dụng cáp CU/XLPE/PVC (2×6)MM2 (cáp lõi đồng, lớp bảo vệ XLPE và PVC ngoài cùng, 3 dây cáp 16mm dây trung hòa 10mm)

– Đường cấp điện cho điều hòa 2×2.5mm

– Đường cấp điện cho từng ổ cắm 2×2.5mm

– Đường cấp điện cho đèn chiếu sáng, quạt 2×1.5mm

Lưu ý: tiết diện dây dẫn ở trên là kích thước thông thường hay được sử dụng, tùy vào trường hợp cụ thể tiết diện đó có thể khác nhau.

2.2. Sơ đồ, bản vẽ, chi tiết lắp đặt điện dân dụng

Sơ đồ điện dân dụng dùng để thể hiện nguyên lý bố trí hệ thống đấu nối, điều khiển, các thông số chính của các thiết bị truyền tải, cung cấp điện.

Chi tiết lắp đặt điện dân dụng

Chi tiết lắp đặt điện hướng dẫn cụ thể cách bố trí, yêu cầu sử dụng vật liệu, kích thước, cách lắp đặt… các thiết bị điện nhằm đảm bảo việc thi công đạt hiệu quả cao nhất.

Sơ đồ, bản vẽ thiết kế điện

Bản vẽ thiết kế điện là hệ thống các hình vẽ thể hiện chi tiết việc bố trí, thông số kỹ thuật, đấu nối các thiết bị điện trong, ngoài nhà: chiếu sáng, điều hòa, chống sét, điện nhẹ, nóng lạnh, nước năng lượng mặt trời…

2.3. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Thiết kế hệ thống cấp thoát nước việc tính toán, bố trí, lựa chọn vật tư, thiết bị nhằm cung cấp nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đồng thời thu gom, xử lý, thoát nước mưa, nước thải trong quá trình sinh hoạt.

Bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi thiết kế hệ thống nước cho gia đình:

Nguyên lý thiết kế

– Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh

– Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp thoát nước trong nhà:

+ Tiêu chuẩn cấp nước bên trong TCVN 4513-1988

+ Tiêu chuẩn thoát nước bên trong TCVN 4471-1987

Giải pháp cấp nước sinh hoạt.

Nước sinh hoạt có thể được cung cấp từ : hệ thống cấp nước trong khu vực, nước mưa, nước giếng…

Nước sinh hoạt có thể được hoặc không dữ trữ ở bể nước và được bơm lên téc nước mái

Nước từ téc nước mái cung cấp xuống cho các thiết bị sử dụng trong toàn nhà.

Giải pháp thoát nước thải.

Nước thải sinh hoạt chia làm 3, bao gồm:

– Nước thu sàn, bồn rửa

– Nước mưa

– Nước thải từ xí, tiểu được xử lý qua hệ thống bể phốt trước khi thải ra môi trường

Mỗi loại được thu gom, xử lý, có đường ống thoát nước riêng ra hệ thống thoát nước khu vực:

Giải pháp đường ống

– Các ống thoát nước sử dụng vật liệu uPVC với các đường kính, chiều dày khách nhau tùy theo các trường hợp cụ thể

– Các ống cấp nước sử dụng ống HDPE, với nước nóng sử dụng ống PPR

– Toàn bộ các ống đi ngầm trong tường, dầm, sàn hoặc hộp kỹ thuật

2.4. Nội dung thiết kế cấp thoát nước

Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước trong nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Độ dốc thoát nước

Trước hết chúng ta thống nhất, độ dốc thoát nước sàn là độ nghiêng của mặt sàn so với phương nằm ngang:

i = h/L x 100%

Độ dốc thoát nước đảm bảo nước thải, nước mưa có thể dễ dàng lưu thông và được thu gom ở những vị trí nhất định. Độ dốc thoát nước bao gồm:

– Độ dốc thoát nước thải mặt sàn: Độ dốc thoát nước sàn: 1-2%, đồng thời miệng phểu thu phải đặt thấp hơn mặt sàn 10mm

– Độ dốc sàn nhà vệ sinh: 1-2%

– Độ dốc mặt bằng mái: độ dốc mái đảm bảo việc thoát nước mưa hiệu quả, độ dốc này: 0,5-1%

– Độ dốc ống thoát nước sàn, chậu: 2%

– Ống thoát bồn cầu: 3%

Đường kính ống cấp thoát nước trong nhà

– Đường kính cấp nước trong nhà dân thông thường được lấy như sau:

+ Cấp nước vào bể: D27, D32

+ Cấp nước lên mái: D27, D32

+ Cấp xuống bếp, chậu rửa, vòi sen, bồn cầu: D32, D20

Tiết diện ống còn phụ thuộc vào vị trí, quảng đướng, số lượng thiết bị được cấp, cần căn cứ vào thực tế để lựa chọn thiết bị cho phù hợp.

– Đường kính ống thoát nước thường được lấy như sau:

+ Ống thoát sàn: D75, D90

+ Ống thoát bồn cầu: D110, D150

+ Thoát chậu rửa: D60, D75, D90

+ Thoát nước mưa: D90, D110 tùy thuộc vào diện tích thoát nước

Hộp gen kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước trong nhà

Là phần làm âm tường hoặc được xây thành hộp (xây sau khi lặp đặt đường ống) để chứa các đường ống, điểm đấu nối kỹ thuật…)

Bể phốt.

Bể phốt là hệ thống dùng lọc, chứa chất thải bồn cầu. Chi tiết cấu tạo và bản vẻ bể phốt bạn có thể xem tại đây

Sơ đồ, bản vẽ cấp thoát nước

Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà thể hiện cách bố trí, nguyên tắc đấu nối, thông số chính, vị trí, kích thước hình học các loại vật tư thiết bị. Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà bao gồm:

– Sơ đồ không gian tổng thể

– Sơ đồ bể phốt

– Ống nước nhà vệ sinh

– Đường nước nhà tắm

– sơ đồ lắp đặt bồn nước

– Sơ đồ lắp đặt bình nóng lạnh, thái dương năng

– Sơ đồ nguyên lý máy giặt

2.5. Ký hiệu điện nước

Ký hiệu điện: ổ cắm, công tắc, bóng đèn, điều hòa, quạt, aptomat…

Ký hiệu nước: đường ống cấp, thoát, van, răc co, tê, cút, chếch…

3. Lưu ý trong thiết kế điện nước dân dụng

3.1. Xem xét nhu cầu sử dụng điện nước

Trước khi lên ý tưởng thiết kế điện nước gia đình thì bạn cần xác định nhu cầu sử dụng, định hình các trang thiết bị lắp đặt cho gia đình, các yếu tố cần thiết phải được ưu tiên

Chẳng hạng trong thời điểm hiện tại bạn không thấy nó thật sự cần thiết nhưng trong tương lại có thể bạn sử dụng nó và việc lắp đặt thêm một thiết bị điện nước nào đó sẻ trở nên khó khăn hơn vì đường dây điện hay ống nước đã được đặt sẵn âm tường

Nếu muốn lắp đặt thêm thì buộc bạn phải đi đường ống nổi bên ngoài điều này gây mất mỹ quan cho công trình

3.2. Thiết kế bản vẽ điện nước nhà dân

Nếu chỉ là công trình nhỏ không cần trang trí cầu kì, chỉ cần lắp đặt những hệ thống điện đơn giản như ổ điện, bóng đèn, công tắc thì không cần phải sử dụng đến bản vẽ.

Nhưng nếu bạn muốn có một công trình điện nước hoàn mỹ và tinh tế hơn thì bản vẽ sẻ giúp bạn dễ dàng hình dung và lên ý tưởng công hơn

Nếu bản vẽ thiết kế ngôi nhà đóng vai trò quan trọng nhưng đối với bản thiết kế điện nước có tầm quan trọng gấp 3 lần như vậy vì thiết kế điện nước phải được tính toán một cách kĩ lưỡng sao cho phù hợp với quy mô công trình, đảm bảo sự hài hòa giữa hệ thống điện và đường ống nước bên trong căn nhà

Ngoài ra, bản vẽ là dự toán đóng vai trò quan trọng trong việc xác định công suất và nhu cầu sử dụng điện nước của gia đình

Chẳng hạn toàn bộ hệ thống, thiết bị điện sử dụng công suất tối đa 2000W thì buộc bạn phải lắp đặt những thiết bị điện công suất cao hay đường kính ống nước sao cho phù hợp và tất nhiên với sự tư vấn, am hiểu từ các kiến trúc sư thì họ sẻ đưa ra bản vẽ hoàn chỉnh, tránh sử dụng lãng phí thiết bị không cần thiết

Ngoài ra, với bản vẽ thiết kế điện nước nếu gặp sự cố chập cháy điện, rò rỉ hãy tắc nghẽn ống cấp thoát nước thì họ sẻ căn cứ vào đó, xác định vị trí lắp đặt điện nước rồi từ đó dễ dàng xử lí hơn

3.3. Đồng hòa giải pháp thiết kế và thi công

Nhiều người trong quá trình thi công đã tự ý thay đổi ý tưởng, dự án mà không thông qua bản vẽ và khi xảy ra sự cố họ thông thể nhớ là mình đã thay đổi những gì và họ căn cứ bản vẽ ban đầu nhưng không thể nào chính xác được thành thể đã gây tốn khá nhiều chi phí thậm chí gây thiệt hại lớn cho công trình, đây là yếu tố thường xuyên gặp

3.4. Lựa chọn trang thiết bị phù hợp

Nhiều người không để ý việc lựa chọn trang thiết bị cho điện nước gia đình, hệ thống điện và nước nó mối tương quan chặc chẽ với nhau và chúng có quy định rõ ràng về công suất, tiêu chuẩn lắp đặt

Ngay từ lúc đầu nếu bạn chọn sai thiết bị thì có thể gây hư hại cho toàn bộ hệ thống điện nước gia đình, chẳng hạn với hệ thống điện tầng 1 bạn thường sử dụng tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bếp điện …

Nếu bạn sử dụng đường dây tải điện có tiếp diện quá nhỏ thì sẻ gây ra hiện tượng quá tải, khi đó sợi dây sẻ trở nên nóng chảy gây ra sự cố chập điện, đây là trường hợp thường xuyên gặp hiện nay

Ngoài ra, bản vẽ là dự toán đóng vai trò quan trọng trong việc xác định công suất và nhu cầu sử dụng điện nước của gia đình

Chẳng hạn toàn bộ hệ thống, thiết bị điện sử dụng công suất tối đa 2000W thì buộc bạn phải lắp đặt những thiết bị điện công suất cao hay đường kính ống nước sao cho phù hợp và tất nhiên với sự tư vấn, am hiểu từ các kiến trúc sư thì họ sẻ đưa ra bản vẽ hoàn chỉnh, tránh sử dụng lãng phí thiết bị không cần thiết

Ngoài ra, với bản vẽ thiết kế điện nước nếu gặp sự cố chập cháy điện, rò rỉ hãy tắc nghẽn ống cấp thoát nước thì họ sẻ căn cứ vào đó, xác định vị trí lắp đặt điện nước rồi từ đó dễ dàng xử lí hơn

3.3. Đồng hòa giải pháp thiết kế và thi công

Nhiều người trong quá trình thi công đã tự ý thay đổi ý tưởng, dự án mà không thông qua bản vẽ và khi xảy ra sự cố họ thông thể nhớ là mình đã thay đổi những gì và họ căn cứ bản vẽ ban đầu nhưng không thể nào chính xác được thành thể đã gây tốn khá nhiều chi phí thậm chí gây thiệt hại lớn cho công trình, đây là yếu tố thường xuyên gặp

3.4. Lựa chọn trang thiết bị phù hợp

Nhiều người không để ý việc lựa chọn trang thiết bị cho điện nước gia đình, hệ thống điện và nước nó mối tương quan chặc chẽ với nhau và chúng có quy định rõ ràng về công suất, tiêu chuẩn lắp đặt

Ngay từ lúc đầu nếu bạn chọn sai thiết bị thì có thể gây hư hại cho toàn bộ hệ thống điện nước gia đình, chẳng hạn với hệ thống điện tầng 1 bạn thường sử dụng tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bếp điện …

Nếu bạn sử dụng đường dây tải điện có tiếp diện quá nhỏ thì sẻ gây ra hiện tượng quá tải, khi đó sợi dây sẻ trở nên nóng chảy gây ra sự cố chập điện, đây là trường hợp thường xuyên gặp hiện nay

Chia sẻ:

© Copyright 2020 www.phiphidecor.com, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn